Brand Strategy là gì? Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả 80%

Cập nhật: 29/09/2022

Brand strategy là gì

Chiến lược thương hiệu – Brand Strategy là gì? Để hiểu được thuật ngữ này và cách xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả thì bạn cần có kế hoạch bài bản và dài hạn thì mới nhanh chóng gặt hái được thành công. Dona Agency xin chia sẻ chi tiết hơn về Brand Strategy trong bài viết dưới đây nhé.

Brand Strategy là gì? Chiến lược thương hiệu

Brand strategy là gì?
Brand strategy là gì?

Bạn có biết Brand Strategy là gì? Thuật ngữ này còn gọi là chiến lược thương hiệu, là một kế hoạch dài hạn xác định giữa các bộ phận thương hiệu để đạt được mục tiêu cụ thể. Một chiến lược thương hiệu thành công là phải đầu tư kế hoạch và triển khai đúng lộ trình nhằm cải thiện trải nghiệm cho người dùng, nâng cao lợi thế cạnh tranh và hiệu quả tài chính.

Việc xây dựng chiến lược thương hiệu dễ dàng trên mặt lý thuyết nhưng để chiến lược thương hiệu đó chiếm trọn trái tim khách hàng thì không phải điều dễ dàng, đặc biệt là trong thị trường marketing cạnh tranh cao như hiện nay.

5 Bước xây dựng Brand Strategy hiệu quả tới 80%

Nhiều doanh nghiệp thường vướng mắc về cách xây dựng chiến lược thương hiệu như thế nào? Chiến lược đó sẽ phát triển như thế nào? Một số chiến lược được thuê ngoài tại các agency và một số chiến lược khác đã được đội ngũ của doanh nghiệp xác định ở giai đoạn kinh doanh đầu tiên. Để tiếp cận với chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp cần tuân thủ theo 5 bước sau:

Các bước xây dựng Brand Strategy là gì?
Các bước xây dựng Brand Strategy là gì?

Bước 1: Xác định mục tiêu thương hiệu

Để xây dựng chiến lược thương hiệu thành công thì doanh nghiệp cần tìm kiếm mục tiêu kinh doanh. Hơn nữa, trọng tâm của chiến lược thương hiệu phải nhắm đến giá trị mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

Bước 2: Tìm hiểu thị trường

Điều quan trọng bước xây dựng Brand Strategy là gì? Đó là doanh nghiệp cần hiểu bối cảnh mình đang hoạt động vì không có doanh nghiệp nào tồn tại riêng lẻ mà không có đối thủ cạnh tranh. Cho dù những đối thủ này cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp thì doanh nghiệp bạn phải tìm hiểu và đánh giá chi tiết.

Khi biết được các đối thủ cạnh tranh hành động, lên kế hoạch và triển khai xây dựng thương hiệu thì khi đó doanh nghiệp bạn quan sát và rút kinh nghiệm để xây dựng nên một chiến lược thương hiệu hiệu quả hơn trong thực tiễn.

Bước 3: Đặt mục tiêu SMART

Thuật ngữ Smart là tên viết tắt của các chữ sau:

  • Specific: Cụ thể, dễ hiểu
  • Measurable: Đo lường
  • Attainable: Tính khả thi
  • Relevant: Mức độ tương thích
  • Time based: Khung thời gian

SMART được đặt ra dựa trên những mục tiêu doanh nghiệp nhằm giúp đảm bảo mục tiêu đã đặt ra trước đây phù hợp với cả doanh nghiệp và thị trường. Xây dựng mục tiêu phải bao gồm các lĩnh vực chiến lược đảm bảo liên quan đến nhận thức về thương hiệu, phạm vi tiếp cận, mức độ tiếp cận…

Bước 4: Lập kế hoạch chiến lược thương hiệu

Khi doanh nghiệp xác định được mục tiêu thì tiếp theo cần vạch ra kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đó. Lập kế hoạch chiến lược thương hiệu bao gồm các kế hoạch đầu tư và hành động để đạt được những mục tiêu SMART ở phía trên.

Những khía cạnh cần được đưa vào chiến lược thương hiệu của bạn bao gồm:

  • Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi tạo nên văn hóa
  • Hướng dẫn thông điệp và hình ảnh thương hiệu để đảm bảo tính đồng bộ
  • Quy trình hoạt động và chính sách của các bộ phận
  • Kế hoạch đầu tư mở rộng và phân phối trong tương lai

Bước 5: Kiểm tra, điều chỉnh và phát triển

Chiến lược là nguyên tắc chỉ đạo để đưa ra các quyết định đúng đắn, còn chiến thuật là cách thức chính xác khi thực hiện chiến lược. Điều quan trọng khi thực hiện chiến lược thương hiệu là nó không bao giờ cố định và luôn thay đổi tùy vào thời thế.

Tại bước kiểm tra này bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Các chiến thuật đang sử dụng có phù hợp với mục tiêu Smart không?
  • Chiến lược thương hiệu có còn phù hợp và hiệu quả trên trường hiện tại không?

Nếu câu trả lời là “Không” thì bạn cần phải điều chỉnh chiến lược. Để làm được điều này, bạn sẽ cần xác định khía cạnh nào của chiến lược không phù hợp và tìm hiểu lý do vì sao không phù hợp? Những yếu tố quyết định sự phù hợp của chiến lược gồm: khách hàng, nhân viên, lãnh đạo và đối thủ cạnh tranh. Khi đã thu thập đầy đủ dữ liệu thì doanh nghiệp cần tìm kiếm sự lựa chọn thay thế, đánh giá giá trị của từng phương án và đưa ra các thay đổi chiến lược thương hiệu phù hợp.

Tại sao doanh nghiệp xây dựng chiến lược thương hiệu?

Trong thời đại công nghệ phát triển, con người đang được thúc đẩy bởi sự nhận thức và các thương hiệu đại diện về mặt uy tín, nổi tiếng và trải nghiệm của khách hàng. Chiến lược thương hiệu cung cấp sự rõ ràng về bối cảnh cạnh tranh, vị trí thị trường và kỳ vọng của khách hàng.

Thông tin đó rất quan trọng để phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm tối đa hóa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu mạnh trên thị trường bằng cách cải thiện khả năng nhận diện tên tuổi, mức độ uy tín và tăng hiệu quả quảng cáo.

Kết luận

Bài viết này vừa giải đáp thuật ngữ Brand Strategy là gì và cách xây dựng chiến lược thương hiệu để đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng doanh nghiệp sẽ ứng dụng chiến thuật xây dựng chiến lược thương hiệu sao cho hiệu quả nhằm nâng tầm thương hiệu và thu hút lượng khách hàng đông đảo.

Tin tức mới cập nhật